Trang chủ  |  Đảng  |  Công đoàn  |  Đoàn thanh niên  |  Diễn đàn  |  Liên hệ  |  Weblink  |  Góp ý  |  English   
 Phương châm hoạt động của Công ty là “Chất lượng là cơ sở và điều kiện cho sự phát triển bền vững”
1. Xây dựng, thực hiện, duy trì và không ngừng cải tiến Hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn quốc tế ISO 9001: 2015 nhằm chứng minh năng lực của Công ty trong việc cung cấp một cách nhất quán các sản phẩm và dịch vụ đáp ứng yêu cầu khách hàng và yêu cầu của Luật định.
2. Luôn đảm bảo sẵn có các nguồn lực cần thiết để đáp ứng yêu cầu sản xuất kinh doanh. Thường xuyên nâng cao chất lượng nguồn nhân lực; chất lượng máy, thiết bị, cơ sở hạ tầng; chất lượng tri thức trong doanh nghiệp và môi trường làm việc để nâng cao năng lực cạnh tranh.
3. Thúc đẩy các cơ hội nâng cao thỏa mãn khách hàng; giải quyết các rủi ro và cơ hội liên quan đến mục tiêu và hoạt động chung của Công ty và khả năng chứng tỏ sự phù hợp với các yêu cầu quy định của hệ thống quản lý chất lượng.
4. Tất cả người lao động trong Công ty đều hiểu rõ và có ý thức, trách nhiệm thực hiện đúng các quy chế, quy định, quy trình, thủ tục và các yêu cầu của hệ thống quản lý chất lượng.
CỔNG THÔNG TIN TMN

  

Năm 2015

  

Năm 2016

  

Năm 2017

  

Năm 2018

  

Năm 2019

  

Năm 2020

  

Năm 2021

  

Năm 2022
Download phần mềm
Dự thảo Luật Khí tượng thủy văn - đột phá toàn diện trong công tác quản lý nhà nước về khí tượng thuỷ văn
11/6/2015 8:49:00 AM
Tiếp theo chương trình Kỳ họp thứ 9, Quốc hội Khóa XIII, chiều 10/6, Quốc hội đã nghe trình bày Tờ trình và Báo cáo thẩm tra về dự án Luật khí tượng thủy văn.

            Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Nguyễn Minh Quang trình bày Tờ trình về dự án                                                                Luật khí tượng thủy văn

 

Cần có những cơ chế pháp lý, quản lý các hoạt động Khí tượng thủy văn

Trình bày Tờ trình của Chính phủ về dự án Luật khí tượng thủy văn, Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Nguyễn Minh Quang cho biết, qua tổng kết, đánh giá việc thi hành pháp luật về khí tượng thủy văn giai đoạn 1994 - 2014 cho thấy, các văn bản quy phạm pháp luật về khí tượng thủy văn hiện tại chưa đầy đủ và không có hệ thống nên đã không bao quát được các hoạt động khí tượng thủy văn đang ngày càng phát triển, chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển kinh tế, xã hội của đất nước.

Cho đến nay, văn bản có giá trị pháp lý cao nhất điều chỉnh hoạt động khí tượng thuỷ văn là Pháp lệnh khai thác và bảo vệ công trình khí tượng thuỷ văn. Pháp lệnh mới chỉ quy định về công tác điều tra cơ bản, cụ thể là khai thác và bảo vệ công trình khí tượng thuỷ văn, không quy định đến các mặt hoạt động khác của lĩnh vực khí tượng thuỷ văn; chưa thể chế hóa kịp thời nhiều quan điểm, chủ trương mới của Đảng và Nhà nước về khí tượng thủy văn.

Chức năng, nhiệm vụ quản lý nhà nước lĩnh vực khí tượng thủy văn chưa rõ và rành mạch trách nhiệm, nhất là ở cấp địa phương. Dịch vụ khí tượng thủy văn chưa phát triển tương xứng với tiềm năng, giá trị mà hoạt động khí tượng thuỷ văn đem lại do chưa có cơ chế, hành lang pháp lý đảm bảo cho hoạt động này. 

Một số vấn đề mới như giám sát biến đổi khí hậu, tác động vào thời tiết, vai trò, trách nhiệm của hoạt động khí tượng thuỷ văn trong ứng phó với biến đổi khí hậu, quản lý chất lượng dự báo, dịch vụ, phát triển công nghệ khí tượng thuỷ văn... chưa có văn bản pháp lý quy định hoặc chưa xác định rõ ràng, rành mạch.

Việt Nam nằm trong khu vực nhiệt đới gió mùa có chế độ khí hậu, thủy văn rất phức tạp và đa dạng. Do đó, lĩnh vực khí tượng thuỷ văn cần được tăng cường cả về thể chế quản lý và năng lực kỹ thuật, công nghệ để hoạt động hiệu quả hơn, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, phòng, chống thiên tai, ứng phó với biến đổi khí hậu. Bên cạnh đó, Việt Nam đã là thành viên của Tổ chức Khí tượng thế giới (WMO) và nhiều điều ước quốc tế khác liên quan đến khí tượng thuỷ văn, biến đổi khí hậu nên cần có những cơ chế pháp lý tương xứng, đủ mạnh vừa để phù hợp thông lệ quốc tế, vừa để bảo đảm quyền và lợi ích quốc gia.

Bên cạnh đó, hiện nay chưa có đủ cơ sở pháp lý để quản lý thông tin, dữ liệu khí tượng thủy văn như một loại hàng hóa; dịch vụ khí tượng thủy văn chưa phát triển, chưa tương xứng với tiềm năng, giá trị mà hoạt động khí tượng thủy văn đem lại; chưa có cơ chế huy động sự tham gia của khu vực tư nhân, doanh nghiệp đầu tư, tham gia một số khâu hoạt động của lĩnh vực khí tượng thủy văn... Đây là những vấn đề cần sớm được văn bản luật điều chỉnh.

Do đó, việc xây dựng và ban hành Luật khí tượng thủy văn là rất cần thiết nhằm tạo ra bước thay đổi mang tính đột phá toàn diện cho công tác quản lý nhà nước về khí tượng thuỷ văn; bảo đảm điều kiện cho hoạt động khí tượng thuỷ văn phát triển, cung cấp và sử dụng thông tin khí tượng thuỷ văn trong các lĩnh vực kinh tế xã hội có hiệu quả và là công cụ pháp lý hướng dẫn, bảo đảm các biện pháp quan trọng trong công tác phòng, chống, giảm nhẹ thiên tai, ứng phó hiệu quả với biến đổi khí hậu, bảo vệ an toàn tính mạng con người và tài sản xã hội, góp phần phát triển bền vững kinh tế xã hội và an ninh quốc phòng của quốc gia.

Huy động nguồn lực xã hội đầu tư công nghệ hiện đại cho khí tượng thủy văn

Dự thảo Luật Khí tượng thủy văn được xây dựng dựa trên nguyên tắc chỉ đạo là quán triệt đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước về vị trí, vai trò của công tác khí tượng thủy văn; Bảo đảm tính thống nhất của Luật khí tượng thủy văn với Hiến pháp nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam và các quy định của pháp luật trong các lĩnh vực liên quan; bảo đảm hoạt động khí tượng thủy văn đáp ứng các yêu cầu về quốc phòng, an ninh, phòng chống thiên tai, ứng phó với biến đổi khí hậu và các hoạt động kinh tế xã hội liên quan; Các quy định của Luật có tính kế thừa, không chồng chéo, trùng lấn các văn bản liên quan đã ban hành trước; Bảo đảm sự phù hợp với các quy định, cam kết quốc tế mà Việt Nam tham gia ký kết hoặc là thành viên.

Quan điểm xuyên suốt trong xây dựng dự thảo Luật Khí tượng thủy văn là Nhà nước thống nhất quản lý các hoạt động khí tượng thủy văn, quy định hành lang pháp lý, chính sách phát triển hạ tầng khí tượng thủy văn, đào tạo phát triển nguồn nhân lực khí tượng thủy văn, trao đổi thông tin, dữ liệu quốc tế; Các hoạt động khí tượng thủy văn mang tính chất phục vụ lợi ích chung, phòng, chống thiên tai, quốc phòng, an ninh quốc gia, góp phần bảo đảm an toàn tính mạng, tài sản của người dân và toàn xã hội nên phải có một cơ quan khí tượng thủy văn của Nhà nước chịu trách nhiệm. Cơ quan này có vai trò chủ chốt trong thiết lập hệ thống quan trắc, thu thập số liệu và cung cấp các thông tin dự báo, cảnh báo khí tượng thủy văn. Đồng thời Luật khuyến khích các ngành, các tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động khí tượng thủy văn theo chủ trương xã hội hoá, đáp ứng các yêu cầu đa dạng của kinh tế - xã hội; Các sản phẩm của hoạt động khí tượng thủy văn được phân thành hai loại: loại phục vụ công cộng, lợi ích quốc gia được cung cấp miễn phí, phổ biến rộng rãi; loại phục vụ chuyên dùng được coi như một loại hàng hoá và đối tượng sử dụng phải thực hiện nghĩa vụ về thuế, phí, lệ phí phù hợp;Hoạt động khí tượng thủy văn cung cấp thông tin “đầu vào” cho công tác ứng phó với biến đổi khí hậu bao gồm cả thích ứng và giảm nhẹ, do vậy nhiệm vụ chủ yếu trong ứng phó với biến đổi khí hậu của ngành khí tượng thủy văn là giám sát biến đổi khí hậu.

Theo đó, dự thảo Luật Khí tượng thủy văn gồm 11 chương, 65 điều. Bên cạnh những quy định chung, dự thảo nêu rõ những quy định cụ thể về quan trắc khí tượng thủy văn; dự báo, cảnh báo khí tượng thủy văn; thông tin, dữ liệu khí tượng thủy văn; phục vụ, dịch vụ khí tượng thủy văn; giám sát biến đổi khí hậu...

Về hoạt động phục vụ, dịch vụ khí tượng thủy văn, dự luật đưa ra hành lang pháp lý nhằm thực hiện chủ trương xã hội hóa hoạt động khí tượng thủy văn, thu lại một phần chi phí cho các hoạt động khí tượng thủy văn của Nhà nước để tái đầu tư, giảm áp lực cho ngân sách nhà nước, đồng thời khuyến khích các tổ chức, cá nhân tạo ra giá trị gia tăng, mang lại lợi ích kinh tế ngày càng cao từ nguồn thông tin, dữ liệu khí tượng thủy văn.

Tán thành với Tờ trình của Chính phủ về sự cần thiết ban hành Luật khí tượng thủy văn, Báo cáo thẩm tra của Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường của Quốc hội do Chủ nhiệm Phan Xuân Dũng trình bày cho rằng, việc ban hành Luật khí tượng thủy văn sẽ tạo ra những thay đổi cơ bản trong công tác quản lý nhà nước về khí tượng thủy văn; huy động được nhiều nguồn lực từ xã hội đầu tư thiết bị, công nghệ hiện đại cho khí tượng thủy văn.

Tuy nhiên, dự thảo Luật có quá nhiều các điều khoản giao Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Bộ tài nguyên và môi trường các bộ ngành hữu quan hướng dẫn chi tiết thi hành. Vì vậy, cần nghiên cứu, cụ thể hóa hơn nữa những điều khoản này trong luật.

Báo cáo thẩm tra của Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường cũng cho biết, một số nội dung cần xin ý kiến Quốc hội như: quản lý, khai thác mạng lưới trạm khí tượng thủy văn; dự báo, cảnh báo khí tượng thủy văn; hoạt động phục vụ, dịch vụ khí tượng thủy văn và những nội dung xã hội hóa trong hoạt động khí tượng thủy văn; giám sát biến đổi khí hậu…

Luật khí tượng thủy văn sẽ được Quốc hội tiến hành thảo luận tổ vào ngày 16/6 và thảo luận toàn thể tại hội trường vào chiều 24/6.

PV

Nguồn: Website Bộ TNMT
 
Các tin khác
  Danh sách Tiến sĩ, Phó Giáo sư, Giáo sư của Bộ Tài nguyên và Môi trường
  Chủ tịch Quốc hội: Nghiên cứu xuất bản sách “Luật Đất đai – Hỏi và Đáp” để phổ biến, tuyên tuyền pháp luật
  Bước khởi đầu, thí điểm cho chính sách nhà ở toàn dân
  Bộ trưởng Đặng Quốc Khánh: Bộ Tài nguyên và Môi trường sẵn sàng đón nhận ý kiến đóng góp của các nhà khoa học
  Chào năm mới 2024
  Đông Nam Bộ sẽ là nơi thí điểm cơ chế, chính sách cần đổi mới, tạo đột phá
  NGÀY HỘI VIỆC LÀM VÀ TRIỂN LÃM DOANH NGHIỆP LẦN II - NĂM 2023
  Ứng dụng công nghệ GIT trong lĩnh vực đo đạc và bản đồ
  Phó Thủ tướng Lê Minh Khái: Người lao động là tài sản vô giá của doanh nghiệp
  Khối thi đua số VI - Bộ Tài nguyên và Môi trường: Sơ kết công tác thi đua, khen thưởng 6 tháng đầu năm 2023
  Đảng bộ Công ty TNHH MTV TN&MT miền Nam tổ chức sơ kết giữa nhiệm kỳ
  Bộ trưởng Đặng Quốc Khánh làm việc với các đơn vị trực thuộc Bộ TN&MT tại TP.HCM
  Đảng ủy Khối cơ sở Bộ Tài nguyên và Môi trường Biểu dương 68 tập thể và cá nhân thực hiện tốt học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh
  Thủ tướng trao quyết định bổ nhiệm Bộ trưởng TN&MT cho ông Đặng Quốc Khánh
  Công ty TN&MT miền Nam có thêm Phó Tổng Giám đốc
  Công ty TN&MT miền Nam: Hoàn thành toàn diện kế hoạch kinh doanh năm 2022
  Khối thi đua số VI, Bộ TN&MT: Thi đua tạo động lực hoàn thành tốt nhiệm vụ chính trị
  Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà: Lắng nghe ý kiến để hoàn thiện Luật Đất đai sửa đổi đáp ứng kỳ vọng của Nhân dân
  Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà chủ trì cuộc họp giao ban công tác Quý I/2023 của Bộ TN&MT
  Chào năm mới 2023
Hôm nay có 2 văn bản mới
VP : 1 (VB)
KT-CLSP : 1 (VB)
Tên đăng nhập  
Mật khẩu  
 
LỊCH CÔNG TÁC TUẦN
Cập nhật:Thứ 5 lúc 15:50 28/3
THÔNG TIN CẦN BIẾT
   Thời tiết
   Tỷ giá ngoại tệ
   Giá vàng
Công ty TNHH MTV Tài nguyên và Môi trường miền Nam
Số 30, đường số 3, khu phố 4, phường An Khánh, Tp. Thủ Đức, Tp. Hồ Chí Minh
Điện thoại: 028.37408111, 028. 37415512, Fax: 028.37408538     Email:     tmn@monre.gov.vn
Copyright © 2006 CERS Software Group. All rights reserved