Trang chủ  |  Đảng  |  Công đoàn  |  Đoàn thanh niên  |  Diễn đàn  |  Liên hệ  |  Weblink  |  Góp ý  |  English   
 Phương châm hoạt động của Công ty là “Chất lượng là cơ sở và điều kiện cho sự phát triển bền vững”
1. Xây dựng, thực hiện, duy trì và không ngừng cải tiến Hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn quốc tế ISO 9001: 2015 nhằm chứng minh năng lực của Công ty trong việc cung cấp một cách nhất quán các sản phẩm và dịch vụ đáp ứng yêu cầu khách hàng và yêu cầu của Luật định.
2. Luôn đảm bảo sẵn có các nguồn lực cần thiết để đáp ứng yêu cầu sản xuất kinh doanh. Thường xuyên nâng cao chất lượng nguồn nhân lực; chất lượng máy, thiết bị, cơ sở hạ tầng; chất lượng tri thức trong doanh nghiệp và môi trường làm việc để nâng cao năng lực cạnh tranh.
3. Thúc đẩy các cơ hội nâng cao thỏa mãn khách hàng; giải quyết các rủi ro và cơ hội liên quan đến mục tiêu và hoạt động chung của Công ty và khả năng chứng tỏ sự phù hợp với các yêu cầu quy định của hệ thống quản lý chất lượng.
4. Tất cả người lao động trong Công ty đều hiểu rõ và có ý thức, trách nhiệm thực hiện đúng các quy chế, quy định, quy trình, thủ tục và các yêu cầu của hệ thống quản lý chất lượng.
CỔNG THÔNG TIN TMN

  

Năm 2015

  

Năm 2016

  

Năm 2017

  

Năm 2018

  

Năm 2019

  

Năm 2020

  

Năm 2021

  

Năm 2022

  

Năm 2023
Download phần mềm
Bộ Tài nguyên và Môi trường triển khai Kế hoạch lấy ý kiến về dự thảo Bộ Luật Hình sự (sửa đổi)
19/8/2015 9:04:00 AM
Sáng ngày 18/8, tại Hà Nội, Bộ Tài nguyên và Môi trường tổ chức Hội nghị triển khai Kế hoạch lấy ý kiến về dự thảo Bộ Luật Hình sự (sửa đổi). Thứ trưởng Nguyễn Thị Phương Hoa chủ trì Hội nghị. Đến dự có Tiến sỹ Trần Văn Dũng, Phó vụ trưởng Vụ Hình sự - Hành chính, Bộ Tư pháp cùng đại diện lãnh đạo và cán bộ phụ trách pháp chế các đơn vị trực thuộc Bộ tại Hà Nội.
                           Thứ trưởng Nguyễn Thị Phương Hoa phát biểu tại Hội nghị
 
Phát biểu khai mạc Hội nghị, Thứ trưởng Nguyễn Thị Phương Hoa khẳng định: Sau hơn 14 năm thi hành Bộ luật Hình sự (từ năm 1999); được sửa đổi một lần vào năm 2009, Bộ luật đã có những tác động tích cực đối với công tác phòng chống tội phạm, bảo vệ và thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, góp phần tích cực vào công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc; đồng thời bảo vệ tốt hơn quyền và nghĩa vụ của con người, quyền công dân. Tuy nhiên, qua một thời gian dài, với sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước và tình hình tội phạm diễn biến phức tạp như hiện nay, nhiều quy định trong Bộ luật Hình sự không còn phù hợp với thực tiễn. Chính vì thế, việc sửa đổi lúc này là rất cần thiết.
Theo kế hoạch, Bộ luật Hình sự (sửa đổi) sẽ được Quốc hội thông qua vào kỳ họp thứ 10 trong năm nay. Đây là một Bộ luật quan trọng, liên quan đến quyền và nghĩa vụ của công dân, điều chỉnh các mối quan hệ xã hội phát sinh trong đời sống, trong đó có nhiều quy định liên quan tới ngành tài nguyên và môi trường. Việc lấy ý kiến rộng rãi của nhân dân lần này là cơ hội cho các cơ quan, đơn vị, cán bộ, công chức, viên chức, người lao động của ngành tài nguyên và môi trường tham gia đóng góp ý kiến, nhằm hoàn thiện hơn nữa Bộ luật Hình sự. Phát biểu chỉ đạo Hội nghị, Thứ trưởng Nguyễn Thị Phương Hoa đề nghị các đại biểu tập trung tham gia ý kiến vào hai nhóm nội dung chính, bao gồm: 8 vấn đề trọng tâm trong dự thảo Bộ luật Hình sự (sửa đổi) và các quy định liên quan đến tội phạm về tài nguyên và môi trường. 
      
                                                                                  Toàn cảnh cuộc họp 
 
Tại Hội nghị, ông Lê Văn Hợp, Vụ trưởng Vụ Pháp chế, Bộ Tài nguyên và Môi trường, đã công bố Nghị quyết số 972/NQ-UBTVQH13 ngày 13 tháng 7 năm 2015 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc tổ chức lấy ý kiến nhân dân đối với dự thảo Bộ luật Hình sự (sửa đổi); Quyết định số 1076/ QĐ-TTg ngày 14 tháng 7 năm 2015 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Kế hoạch của Chính phủ về việc tổ chức lấy ý kiến Nhân dân đối với dự thảo Bộ luật Hình sự (sửa đổi); Quyết định số 2018/QĐ-BTNMT ngày 11 tháng 8 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường về Kế hoạch tổ chức triển khai lấy ý kiến về dự thảo Bộ luật Hình sự (sửa đổi) của Bộ Tài nguyên và Môi trường. Theo Kế hoạch, Vụ pháp chế  là cơ quan đầu mối chịu trách nhiệm điều phối, phân công nhiệm vụ cụ thể cho các Tổng cục, các Cục và các đơn vị trực thuộc Bộ, bảo đảm việc tham gia đầy đủ, nghiêm túc việc triển khai lấy ý kiến góp ý về dự thảo Bộ Luật Hình sự (sửa đổi). Thủ trưởng các đơn vị trực thuộc Bộ có trách nhiệm phổ biến, quán triệt nội dung Kế hoạch và tổ chức triển khai lấy ý kiến góp ý về dự thảo Bộ luật Hình sự (sửa đổi) cho toàn thể cán bộ, công chức, viên chức, người lao động, các doanh nghiệp thuộc phạm vi trách nhiệm quản lý và tổng hợp ý kiến góp ý gửi về Vụ Pháp chế để trình Bộ trước ngày 10/9/2015. 
             
  Tiến sỹ Trần Văn Dũng, Phó Vụ trưởng Vụ Hình sự - Hành chính, Bộ Tư pháp phát biểu tại cuộc họp
 
Phát biểu tại Hội nghị Tiến sỹ Trần Văn Dũng, Phó Vụ trưởng Vụ Hình sự - Hành chính, Bộ Tư pháp cũng nhấn mạnh về sự cần thiết phải sửa đổi cơ bản và toàn diện Bộ luật Hình sự; 8 vấn đề trọng tâm xin ý kiến nhân dân về dự thảo Bộ luật Hình sự và các quy định về tội phạm trong lĩnh vực tài nguyên và môi trường.

Lý giải việc cần thiết phải sửa đổi một cách cơ bản và toàn diện Bộ luật Hình sự, Tiến sỹ Trần Văn Dũng, cho biết: “Có 4 lý do phải sửa đổi Bộ luật Hình sự hiện thời một cách cơ bản và toàn diện. Thứ nhất, hiện nay số lượng tội phạm ngày một tăng, kéo theo số ngân sách nhà nước chi cho việc chu cấp cải tạo nhân phẩm của tội phạm tại các trại giam tăng lên. Xét về mặt kinh tế là không hiệu quả và thiết thực. Chính vì vậy phải xét lại các hành vi phạm tội, có thể cân nhắc những biện pháp răn đe về mặt kinh tế. Thứ hai, nước ta đang thực hiện cơ chế kinh tế thị trường, trong khi Bộ luật Hình sự hiện nay còn mang nhiều dáng dấp của cơ chế kinh tế bao cấp. Thứ ba, Bộ luật Hình sự hiện nay còn thể hiện nhiều bấp cập, có nhiều hình phạt không thực tế. Thứ tư, đó là quá trình đất nước hội nhập quốc tế đòi hỏi Luật hình sự cần được điều chỉnh cho phù hợp với thời đại.”

8 vấn đề trọng tâm xin ý kiến Nhân dân về dự thảo Bộ luật Hình sự, bao gồm: (1) Vấn đề trách nhiệm hình sự của pháp nhân và loại tội pháp nhân chịu trách nhiệm hình sự; (2) Về phạm vi chịu trách nhiệm hình sự của người chưa thành niên và các biện pháp thay thế  xử lý hình sự áp dụng đối với người chưa thành niên phạm tội; (3) Việc bỏ hình phạt tử hình ở một số tội, quy định không áp dụng hình phạt tử hình, không thi hành án tử hình trong một số trường hợp, quy định không giảm án đối với người bị kết án tử hình nhưng được ân giảm xuống tù chung thân; (4) Về chuyển đổi hình phạt tiền, hình phạt cải tạo không giam giữ thành hình phạt tù có thời hạn; (5) Về hình phạt trục xuất; (6) Về việc thay thế tội cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng bằng những tội danh cụ thể trong các lĩnh vực kinh tế; (7) Về việc bổ sung trường hợp xử lý hình sự đối với người trộm cắp tài sản có giá trị dưới 2 triệu đồng; (8) Về việc bãi bỏ một số tối phạm và bổ sung một số tội phạm mới.

Bộ luật Hình sự (sửa đổi) lấy ý kiến góp ý của nhân dân về quy định tội phạm trong lĩnh vực quản lý tài nguyên và môi trường sẽ dựa trên các tiêu chí sau: giảm thiểu tình tiết gây hậu quả nghiêm trọng, với các hành vi trên mức vi phạm hành chính sẽ chuyển sang vi phạm hình sự; đảm bảo tính minh bạch hóa; pháp nhân sẽ là chủ thể chịu trách nhiệm hình sự chính về môi trường; đề xuất góp ý mới cần thiết phải quy định trong Luật có liên quan đến lĩnh vực tài nguyên và môi trường.

Trao đổi, đóng góp ý kiến tại Hội nghị, nhiều đại biểu tham dự đã thể hiện sự quan tâm, đánh giá cao về các nội dung lấy ý kiến, đặc biệt đối với nhóm các quy định liên quan đến ngành tài nguyên và môi trường. Nhiều ý kiến đề xuất, vướng mắc đã được Tiến sỹ Trần Văn Dũng ghi nhận và giải đáp. Trên cơ sở các vấn đề được nêu tại Hội nghị, các đơn vị trực thuộc Bộ sẽ tiếp tục phổ biến, quán triệt và triển khai lấy ý kiến cho dự thảo Bộ Luật Hình sự (sửa đổi) đến từng cán bộ, công chức, viên chức, người lao động của đơn vị.  

Huyền Trang

Nguồn:Website Bộ TNMT
 
Các tin khác
  Công ty TN&MT miền Nam tổ chức Hội nghị đại biểu người lao động 2024
  Danh sách Tiến sĩ, Phó Giáo sư, Giáo sư của Bộ Tài nguyên và Môi trường
  Chủ tịch Quốc hội: Nghiên cứu xuất bản sách “Luật Đất đai – Hỏi và Đáp” để phổ biến, tuyên tuyền pháp luật
  Bước khởi đầu, thí điểm cho chính sách nhà ở toàn dân
  Bộ trưởng Đặng Quốc Khánh: Bộ Tài nguyên và Môi trường sẵn sàng đón nhận ý kiến đóng góp của các nhà khoa học
  Chào năm mới 2024
  Đông Nam Bộ sẽ là nơi thí điểm cơ chế, chính sách cần đổi mới, tạo đột phá
  NGÀY HỘI VIỆC LÀM VÀ TRIỂN LÃM DOANH NGHIỆP LẦN II - NĂM 2023
  Ứng dụng công nghệ GIT trong lĩnh vực đo đạc và bản đồ
  Phó Thủ tướng Lê Minh Khái: Người lao động là tài sản vô giá của doanh nghiệp
  Khối thi đua số VI - Bộ Tài nguyên và Môi trường: Sơ kết công tác thi đua, khen thưởng 6 tháng đầu năm 2023
  Đảng bộ Công ty TNHH MTV TN&MT miền Nam tổ chức sơ kết giữa nhiệm kỳ
  Bộ trưởng Đặng Quốc Khánh làm việc với các đơn vị trực thuộc Bộ TN&MT tại TP.HCM
  Đảng ủy Khối cơ sở Bộ Tài nguyên và Môi trường Biểu dương 68 tập thể và cá nhân thực hiện tốt học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh
  Thủ tướng trao quyết định bổ nhiệm Bộ trưởng TN&MT cho ông Đặng Quốc Khánh
  Công ty TN&MT miền Nam có thêm Phó Tổng Giám đốc
  Công ty TN&MT miền Nam: Hoàn thành toàn diện kế hoạch kinh doanh năm 2022
  Khối thi đua số VI, Bộ TN&MT: Thi đua tạo động lực hoàn thành tốt nhiệm vụ chính trị
  Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà: Lắng nghe ý kiến để hoàn thiện Luật Đất đai sửa đổi đáp ứng kỳ vọng của Nhân dân
  Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà chủ trì cuộc họp giao ban công tác Quý I/2023 của Bộ TN&MT
Hôm nay có 10 văn bản mới
QMS : 1 (VB)
VP : 1 (VB)
KHKD : 8 (VB)
Tên đăng nhập  
Mật khẩu  
 
LỊCH CÔNG TÁC TUẦN
Cập nhật:Thứ 5 lúc 14:10 25/4
THÔNG TIN CẦN BIẾT
   Thời tiết
   Tỷ giá ngoại tệ
   Giá vàng
Công ty TNHH MTV Tài nguyên và Môi trường miền Nam
Số 30, đường số 3, khu phố 4, phường An Khánh, Tp. Thủ Đức, Tp. Hồ Chí Minh
Điện thoại: 028.37408111, 028. 37415512, Fax: 028.37408538     Email:     tmn@monre.gov.vn
Copyright © 2006 CERS Software Group. All rights reserved